Đánh đúng lúc vào cảm xúc sẽ giúp bạn nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Khách hàng ngày nay bị “khủng bố” với hàng trăm nghìn thông điệp và chương trình khuyến mãi xuất hiện khắp – mọi -nơi và bất -kỳ -lúc -nào. Từ thương hiệu Global đến Local đều đang tiêu tốn hàng tá thời gian và tiền bạc chỉ để đưa thông điệp đến người tiêu dùng và những đối tượng họ muốn nhắm đến.
Thật đáng tiếc nếu như những thông điệp này hoàn toàn bị phớt lờ hoặc đi ngay vào vùng đất quên lãng chỉ 5 giây sau khi được phát. Tuy nhiên, có một cách để bạn có thể kết nối với khách hàng của mình. Hãy dùng emotion marketing để mang đến cảm xúc cho khách hàng, điều này sẽ khuyến khích họ đồng hành cùng bạn trong giai đoạn tiếp theo.
Tiếp theo, chia sẻ nội dung sẽ khiến khách hàng chú ý đến bạn, đưa cho bạn email của họ, hoặc thậm chí chi tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong lần tiếp cận kế tiếp.
Cách bạn tạo cảm xúc cho khách hàng trong cả quá trình chạy chiến dịch chính là công tắc bật nguồn mọi hành động bạn mong muốn ở họ.
Chẳng hạn, nếu bạn tham gia một chiến dịch marketing có liên quan đến nhảy múa, hãy cùng vũ sư dàn dựng một bài nhảy có thể làm cho đám đông nổi da gà. Nổi da gà có nghĩa là họ cảm thấy phấn khích, và chính cảm xúc phấn khích sẽ thúc đẩy họ tới hành động mà bạn mong muốn.
Emotion Marketing đang là xu thế của marketing hiện đại nhờ sự phát triển mạnh mẽ của Social Media
Rõ ràng, nội dung không chỉ giới hạn ở những bài blog, đài phát thanh, hay video YouTube. Nội dung hiện hữu ở mọi điểm chạm giữa khách hàng với sản phẩm của bạn, ví dụ như website, chương trình khuyến mãi, đoạn nhạc chờ trong đường dây hotline, hoặc ngay cả phần hướng dẫn sử dụng.
Mỗi điểm chạm khác nhau sẽ mang đến cảm xúc khác nhau cho khách hàng. Càng thể hiện rõ giá trị mà bạn muốn khách hàng cảm nhận ngay từ lúc bắt đầu chiến dịch, bạn càng có cơ hội nhận được sự tham gia của họ trong suốt giai đoạn đó.
Dưới đây là 3 cảm xúc mà một chiến dịch marketing cần mang tới cho khách hàng.
1. Thích thú
Bất cứ khi nào doanh nghiệp tạo ra một trải nghiệm làm khách hàng thích thú, họ sẽ không ngừng nói về nó. Dĩ nhiên họ sẽ kể với tất cả mọi người vì họ muốn những người đó sẽ tự mình trải nghiệm cảm giác mà họ đã trải qua, hoặc ít nhất là cùng tận hưởng niềm vui đó với họ.
Sự thích thú có tác dụng bởi vì nó làm khách hàng bừng tỉnh khỏi cảm xúc thực tại. Bằng cách đưa họ đến những cung bậc cảm xúc khác nhau (bất ngờ, vui sướng, hạnh phúc), bạn đang ngầm ám hiệu cho họ hành động ngay lập tức.
Thích thú là cảm xúc cơ bản nhất trong Emotion Marketing mà các marketer thường sử dụng
2. Tự hào
Trên mạng xã hội, một số người thích đăng lên trang cá nhân của mình một tấm hình ngay sau khi tập luyện xong. Họ tự hào với thành quả họ vừa đạt được và mong muốn mãnh liệt được chia sẻ ngay với mọi người.
Khi bạn tạo ra khoảnh khắc tự hào cho khách hàng, bất kể là một hay nhiều lần, điều đó sẽ kết nối khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn chặt chẽ hơn.
Tự hào là cảm xúc được các brand lớn sử dụng trong 2 năm gần đây nhờ sự phát triển mạnh mẽ của đội tuyển bóng đá quốc gia (Nguồn: Grab Việt Nam)
Lúc này, quan hệ giữa bạn và khách hàng có ý nghĩa hơn là một hoạt động kinh doanh. Ở mức độ nào đó, họ sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm của bạn để chia sẻ thành quả mà họ đạt được cùng bạn với bạn bè của họ.
Bạn có thể theo dấu khách hàng, giúp họ ăn mừng chiến thắng, cột mốc quan trọng và những thành tích cá nhân. Hoặc bạn có thể tổ chức những minigame tăng tương tác, thông qua minigame sẽ có thêm nhiều người biết đến thương hiệu của bạn.
Những nhãn hàng sử dụng thành công cảm xúc tự hào trong Emotion Marketing có thể kể đến như: Vinamilk, Coca -Cola, Grab, Sony TV,…
3. Nỗi buồn, sự sợ hãi
Dù thích hay không, nỗi buồn luôn tạo ra nguồn động lực lớn nhất. Kể cả đó là trải nghiệm cá nhân hay nhìn thấy từ người khác, con người có xu hướng hành động khi và chỉ khi mức độ đau đớn hiện tại của họ tồi tệ hơn bất kỳ sự khó chịu nào ở hiện tại.
Đây chính là lý do tại sao những người làm marketing thông minh đánh vào nỗi đau của khách hàng mục tiêu. Họ phóng đại tác động của một tình huống ít hơn mong muốn có thể được thay đổi, với mục tiêu làm cho tình trạng hiện tại trở nên không thể chịu đựng được về sau mà phải hành động ngay bây giờ.
Cuộc sống là những khoảnh khắc. Những khoảnh khắc khiến chúng ta cảm nhận. Hãy chắc chắn rằng bạn tạo ra những khoảnh khắc cho khách hàng của bạn để họ có thể thấu hiểu bạn.
Bởi vì, sau tất cả, khách hàng chỉ là con người có cảm xúc.