Cũng như cuộc đời vậy, chiến lược tiếp thị trên các trang mạng xã hội cũng có lúc lên lúc xuống.
Mọi chuyện đều ổn, bạn đang đi theo kế hoạch, liên tục so sánh kết quả bài viết mang lại từng ngày, bài đạt được tương tác cao, bạn đạt KPI như mọi khi và rồi Bùm! Một ngày đẹp trời, bạn phát hiện tương tác của bài đang tuột dốc. Những lúc như thế, tuyệt đối đừng hoảng loạn. Đây là lúc bạn bắt đầu suy nghĩ, tìm hướng đi mới cho nội dung bài viết rồi đấy.
Có nhiều nguyên nhân khiến bài viết của bạn bị giảm tương tác, khi gặp phải vấn đề này, bạn cần suy nghĩ lại cách tiếp cận khán giả của mình. Xem xét lại các báo cáo trước đây, làm một vài cuộc khảo sát hoặc lên nội dung mới hơn, khác lạ hơn.
Tìm hiểu xem có gì thay đổi không.
We have not made any recent changes to feed ranking, and we never hide posts from people you're following – if you keep scrolling, you will see them all. Again, your feed is personalized to you and evolves over time based on how you use Instagram.✌️
— Instagram (@instagram) January 22, 2019
Instagram thông báo thay đổi về thuật toán trên Twitter
Mọi marketer đều nắm rõ mạng xã hội luôn luôn thay đổi. Xu hướng mới có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và tiêu chuẩn mua sắm cũng như thuật toán tiếp cận khách hàng trên mạng xã hội cũng bị ảnh hưởng bởi các xu hướng này. Nhiều doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc chạy theo xu hướng. Vì thế, bạn nên suy xét đến các trường hợp số lượng người theo dõi hoặc lượt tương tác bị giảm xuống do sự thay đổi trên. Hãy điểm qua một vài câu hỏi sau đây để tìm hiểu nguyên nhân nhé!
Bạn có cẩn thận nghiên cứu nhân khẩu học (tuổi tác, vị trí, giới tính,… của khách hàng) mà doanh nghiệp đang hướng đến chưa?
Những doanh nghiệp hoạt động dựa trên nền tảng mạng xã hội thường đặc biệt tập trung vào công tác tìm hiểu đối tượng khách hàng của họ. Tuy nhiên, nếu bạn không khảo sát xem khách hàng của bạn thực sự là ai, người như thế nào thì sẽ rất khó để lên nội dung phù hợp hướng đến các đối tượng mà doanh nghiệp yêu cầu.
Chẳng hạn như doanh nghiệp đang hướng đến lứa tuổi khách hàng thuộc thế hệ Gen Z nhưng đa số khán giả theo dõi bạn lại rơi vào độ tuổi từ 35 đến 44, lúc này bạn phải viết nhiều bài với nội dung nhắm đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Hoặc có thể, khán giả của bạn đa số là phụ nữ nhưng mục tiêu của bạn là tiếp cận tệp khách hàng với đa dạng giới tính. Nếu bạn nắm chắc nhân khẩu học của doanh nghiệp mình và chân dung khách hàng (hình mẫu khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp), cách họ bị ảnh hưởng bởi các xu hướng trên mạng xã hội thì bạn có thể linh hoạt thay đổi chiến dịch marketing phù hợp hơn.
Có trang mạng xã hội nào đã thay đổi thuật toán hoặc cập nhật thêm điều khoản nào gần đây không?
Đôi khi, bạn không phải là người duy nhất gặp trúng trường hợp bài viết không thu hút được khán giả như mọi khi hay lượt theo dõi tuột dốc chỉ sau một đêm. Các trang mạng xã hội thường xuyên thay đổi thuật toán và các điều khoản khác nhau, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phân phối giữa các bài viết tự nhiên và các bài viết quảng cáo trên newsfeed khách hàng. Giờ đây, gần như đối với mọi trang mạng xã hội, cách sắp xếp bài viết theo thứ tự thời gian đã lỗi thời, khán giả ưa thích truy cập vào mạng xã hội hơn vì họ có thể dễ dàng bắt gặp các bài viết về các vấn đề họ đang quan tâm, đây mới chính là ưu tiên của các trang mạng xã hội hiện nay.
Xem thêm:
“Sex never gets old”: Quảng cáo của Replens thách thức mọi giới hạn tuổi tác
5 xu hướng TikTok mà bạn cần biết trong năm 2021
Budweiser “lục lại” quảng cáo cũ, làm mới theo chủ đề cách ly mùa Covid
Nhiều trang sẽ cập nhật cho khách hàng về những thay đổi trong thuật toán cũng như điều khoản của họ nhưng không phải lúc nào cũng đủ chi tiết để marketer có thể tìm cách tiếp tục hoạt động bình thường dưới những thay đổi đó. Trở lại khoảng thời gian khi Facebook thông báo họ sẽ thay đổi một số chi tiết để các status của cá nhân hay bất kỳ ai trong danh sách bạn bè của họ không bị nhấn chìm bởi các bài viết của doanh nghiệp. Các marketer bắt đầu thay đổi nội dung, ưu tiên các bài viết mang tính cá nhân hơn để giữ “liên lạc” với khách hàng.
Thậm chí nếu các trang mạng xã hội không lập tức công bố những thay đổi đó, nhiều doanh nghiệp vẫn ngầm hiểu được họ phải cung cấp các bài viết mà khách hàng thực sự quan tâm, cũng như khuyến khích các nội dung độc đáo, tăng cường sự kết nối giữa người với người. Không có cách nào để bài viết của bạn luôn đứng đầu newsfeed của khách hàng nhưng bạn có thể tạo ra các nội dung mà xã hội đang quan tâm, thiết kế nội dung ấy để phù hợp khách hàng mục tiêu.
Đây có phải là sự ảnh hưởng của một sự kiện đặc biệt nào đó không?
That's why we're offering 30-minute one-on-one consultations with our shop managers to help discover the best products for your skin, hair and body, along with tips on how to use them for best results.
— Lush North America (@lushcosmetics) April 17, 2020
Lush North America tìm cách mới để tư vấn khách hàng trong tình hình mọi chi nhánh tạm thời đóng cửa vì cách ly xã hội
Covid-19 bùng phát, hành vi người tiêu dùng thay đổi một cách chóng mặt, đây là điều hiển nhiên khi cả thế giới đang bị chìm trong khủng hoảng y tế. Cũng như sự kiện ngày 9/11 (2 máy bay chở khách bị khống chế lao vào tòa tháp đôi ở Mỹ gây thiệt hại khổng lồ), cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, v.v… áp lực và cảm xúc bị đẩy lên cao trào, nội dung của bạn có lẽ sẽ không còn đem lại hiệu quả như cũ.
Khi khán giả không còn hứng thú với nội dung của bạn nữa, đây là lúc bạn cần đặt bản thân vào họ, tìm hiểu xem hiện tại, khách hàng mục tiêu của bạn đang quan tâm đến các chủ đề nào. Khi cuộc sống tặng cho bạn một trái chanh, hãy làm một ly nước chanh. Trong nhiều tình huống, ly nước chanh đó có thể là các chủ đề xoay xung quanh sự kết nối giữa người với người trong thời kỳ khủng hoảng. Mặc dù không thể áp dụng trong mọi trường hợp, nhưng đây có thể coi là chìa khóa vạn năng, giúp giải quyết các vấn đề phía trước.
Phân tích dữ liệu xã hội*
*Dữ liệu xã hội là dữ liệu và thông tin thu thập được từ mạng xã hội, giúp doanh nghiệp có được khách hàng mới và gắn kết với các khách hàng hiện tại.
Khi tương tác giảm, số liệu thống kê sẽ bị đình trệ đáng kể do bị mất lượt theo dõi, tương tác website giảm mạnh, tuy nhiên, dữ liệu xã hội sẽ giúp bạn phần nào.
Dành chút thời gian phân tích dữ liệu, tìm các điểm “bất thường” như các bài viết không thu hút được nhiều lượt tương tác như bạn nghĩ, hoặc các bài viết được khách hàng ưa thích hơn bạn tưởng tượng.
Nghiên cứu kỹ dữ liệu xã hội để tìm cách cải thiện lượt tương tác
Lưu ý các bài viết nhận được nhiều sự chú ý, nhớ lại thời điểm bạn lên bài, lúc đó có đang xảy ra sự kiện gì đặc biệt không. Xem xét sâu hơn các tiêu chí khác nhau như lượt reach, tương tác, theo dõi, v.v…Sắp xếp thứ tự các post theo tiêu chí ưu tiên của bạn và so sánh các bài thành công nhất với các bài thu về ít tương tác nhất.
Sắp xếp các bài theo nhiều tiêu chí khác nhau để tiện cho việc nghiên cứu
Lý do vì sao các post ấy lại thu về nhiều tương tác đến thế? Có phải các bài ít tương tác hơn bị thiếu CTA không? Mức độ sáng tạo và khả năng sử dụng từ vựng của các bài ấy như thế nào? Khách hàng có để lại feedback gì trên các bài đó không? Hãy tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên và áp dụng những thông tin bạn tìm hiểu được vào các nội dung tiếp theo.
Lắng nghe khách hàng
Một trong những yếu tố đánh giá sự thành công của doanh nghiệp chính là lắng nghe ý kiến khách hàng, đặc biệt hơn khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn đạt KPI. Theo trang báo Sprout Social, 43% marketer nói rằng khó khăn lớn nhất của họ chính là tìm hiểu về khán giả mục tiêu. Xây dựng nội dung để phục vụ mục tiêu cho doanh nghiệp ngay lúc này vô cùng khó khăn khi bạn không biết doanh nghiệp đang hướng đến ai, người như thế nào. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang Social Listening (phương tiện quản lý truyền thông lắng nghe và theo dõi người dùng).
Xem thêm:
Điểm danh 10 hoạt động marketing thất bại thảm hại năm 2020
Dự đoán 7 xu hướng Marketing sẽ nằm trong top đầu năm 2021
6 mẹo nâng cao chất lượng nội dung bài viết
Các công cụ Social Listening hỗ trợ phân tích các xu hướng từ góc nhìn của doanh nghiệp, ngành nghề, đối thủ và hơn nữa. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm hiểu khách hàng, công cụ này sẽ giúp bạn tìm hiểu về các chủ đề trong các cuộc trò chuyện gần đây của họ, các keywords thông dụng, xu hướng nổi bật. Tìm hiểu về các cuộc trò chuyện của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tìm được cách tiếp cận phù hợp trong các nội dung sắp tới.
Thử trải nghiệm dịch vụ quảng cáo trên mạng xã hội
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tương tác từ các post tự nhiên, hãy thử quảng cáo bài viết của bạn. Các bài đăng tự nhiên trên Facebook chỉ giúp bạn tiếp cận được với khoảng 6.5% người theo dõi page, vậy nên sẽ rất khó để bài viết thu hút được sự chú ý của họ giữa hàng ngàn chủ đề bàn luận khác nhau. Quảng cáo bài viết sẽ giúp doanh nghiệp thoát khỏi “đống hỗn độn” ấy và xuất hiện trên newsfeed khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Nếu bạn chưa sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để đầu tư vào quảng cáo Facebook, đẩy bài viết cũng là một cách hiệu quả để bạn trải nghiệm thử dịch vụ này.
Trưởng bộ phận Digital Marketing của Sprout chia sẻ: “Nếu bạn có một bài viết tự nhiên đang thu hút được tương tác tốt, bạn không cần phải tạo quảng cáo để tiếp cận thêm nhiều khách hàng, bạn chỉ cần bỏ ra 50 đô và ngồi chờ Facebook thực hiện phép màu.”
Sáng tạo hơn
You vs. the moon she told you not to worry about https://t.co/FN4WacuT44
— MoonPie (@MoonPie) March 9, 2020
MoonPie tận dụng sự kiên Trăng Giun để đẩy bài
Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi trong việc thay đổi chiến lược marketing, thì đây là lúc bạn nên thử các nội dung mới mẻ hơn.
- Thử sử dụng video trong bài đăng của bạn
- Sử dụng hình động để mua vui
- Tận dụng các sự kiện nổi bật liên quan đến thương hiệu để “thuận gió đẩy thuyền”.
- Nếu bạn hoạt động chủ yếu trên Instagram, hãy tăng cường sử dụng các post Carousel (post xoay vòng). Khác với các post thông thường, các post Carousel sẽ được trữ lại để tiếp tục xuất hiện trên newsfeed người theo dõi, phòng trường hợp họ không xem được post. Vậy nên các post Carousel thường thu về nhiều tương tác hơn các post thường.
- Nếu bạn muốn biết khách hàng đang quan tâm đến vấn đề gì, điều bạn cần làm đôi khi chỉ là … hỏi. Hãy đăng một bài dưới dạng câu hỏi ngắn đơn giản, bài bầu chọn trên Instagram Stories, Facebook, Twitter và các trang mạng xã hội khác để tham khảo ý kiến.
Luôn giữ tinh thần lạc quan
So sánh kết quả mỗi tháng không nói lên nhiều điều. Nếu bạn đang cảm thấy thất vọng khi chỉ số tương tác giảm sút, hãy tạm nghỉ và nhìn lại cả quá trình làm việc của bản thân, nhìn nhận những gì bản thân đã đạt được để lấy lại động lực. Mặc dù bạn đã bỏ ra rất nhiều công sức vào chiến dịch nhưng kết quả không như mong đợi không có nghĩa bạn đã thất bại. Thay vì buồn rầu, bạn hãy rút ra bài học cho bạn thân.
Xu hướng có thể trở nên thịnh hành chỉ sau một đêm nhưng để xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp thì không. Nếu bạn đang cải tổ lại đội ngũ của mình, dù cho kết quả có như thế nào đi nữa, hãy luôn giữ bình tĩnh và kiên nhẫn.