Một thương hiệu mạnh phải được tạo dựng trên những giá trị rõ ràng và tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng. Kể chuyện chính là phương pháp có thể tác động tới cảm xúc và giúp nhóm khách hàng mục tiêu hiểu được giá trị mà người marketing muốn tạo ra.
Câu chuyện kinh doanh không giống với những câu chuyện bình thường mà ta chợt nhớ đến hay vui miệng sáng tạo ra. Học cách kể những câu chuyện trong kinh doanh lôi cuốn có thể giúp bạn bán được sản phẩm, gây dựng lòng tin từ người khác hay chỉ đơn giản là truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Những câu chuyện ấy có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ, hành động và cảm nhận. Những câu chuyện có thể mê hoặc người nghe, truyền tải mọi ý tưởng của người nói, khơi dậy niềm đam mê và truyền cảm hứng cho chúng ta theo một cách nào đó mà những thông tin khô khan không thể nào làm được.
Storytelling trở thành công cụ mạnh mẽ nhất kết nối giữa thương hiệu và người tiêu dùng
Khi bạn kể một câu chuyện hấp dẫn, nó có thể tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa thông điệp bạn truyền tải với người nghe, giúp cho câu chuyện dễ đi vào lòng người hơn. Kể một câu chuyện hiệu quả có thể khiến người nghe thay đổi hẳn góc nhìn, quan điểm; hay thậm chí truyền cảm hứng giúp người nghe đạt được mục tiêu mà chính họ nghĩ là bất khả thi; và chúng cũng có thể cho người nghe hiểu làm cách nào họ có thể khiến cho mọi việc trở nên tốt đẹp hơn.
Kể chuyện kinh doanh là nghệ thuật sử dụng những câu chuyện để giao tiếp và kết nối với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, và bất cứ ai khác liên quan đến doanh nghiệp. Mục đích của câu chuyện kinh doanh không phải là giải trí. Thay vào đó, chúng hướng đến một mục tiêu cụ thể hoặc kết quả mong muốn.
Bạn có thể giới thiệu cho người tiêu dùng về tất cả các tính năng nổi bật của sản phẩm bên bạn so với các sản phẩm của nhãn hàng khác. Tuy nhiên để thu hút được khách hàng thì bạn cần phải kể một câu chuyện thật hấp dẫn.
Có thể thấy, kể chuyện là một kỹ năng có giá trị nhất trong Marketing và bạn phải học cách sử dụng nó để tạo lợi thế và tiếp thị với khán giả của mình theo cách chiến thắng. Đó là cách các doanh nghiệp tự hỏi mình về sự thành công trong tiếp thị của họ.
Những câu chuyện chỉ bạn mới có thể kể?
Ngừng cố gắng dựa theo những câu chuyện của người khác. Hãy xác định những gì làm cho sản phẩm bên bạn độc đáo và biến điều đó thành một câu chuyện đáng nghe. Bạn không thể đơn giản dựa vào việc mô phỏng những gì các thương hiệu thành công khác đã làm và hy vọng nó cũng phù hợp với bên mình được. Thương hiệu của bạn phải kể một câu chuyện làm sao cho độc đáo, nổi bật so với những đối thủ khác.
Đơn cử, Mediheal là thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng tại Hàn Quốc, với doanh số bán ra trên toàn cầu mỗi năm gần 2 triệu mặt nạ (số liệu năm 2019). Đặc biệt, năm 2019, Mediheal đã kết hợp cùng nhóm nhạc nam nổi tiếng toàn cầu BTS để ra mắt bộ sưu tập mặt nạ BTS x Mediheal. Đây là bộ sưu tập mặt nạ 7 miếng dựa trên ý tưởng đại diện hình ảnh cho 7 thành viên của nhóm nhạc. Thông qua câu chuyện sáng tạo và thú vị ấy, bộ sưu tập mặt nạ mới ngay khi vừa ra mắt đã “gây sốt” trong giới trẻ. Mediheal Việt Nam hiện tại đang là một trong những khách hàng của ShareT trong lĩnh vực mỹ phẩm.
> Xem thêm: Chiến dịch Mediheal
Điều quan trọng là nhìn lại câu chuyện gốc của bạn và xem xét liệu đâu mới là quan điểm độc đáo thật sự. Đừng sợ nhìn vào quá khứ bởi vì thông qua đó bạn sẽ rút ra được những bài học quý giá tạo nên điểm nhấn trở nên nổi bật hơn.
>> Xem thêm:
- Word of mouth đang “yếu thế” trong kỷ nguyên số?
- Dịch vụ quảng cáo digital của ShareT
- Liệu PR báo chí còn chỗ đứng trong marketing hiện đại?
Chia sẻ những câu chuyện đằng sau thương hiệu
Không có nghi ngờ gì khi có một câu chuyện đằng sau thương hiệu của bạn đã trở thành một xu hướng tiếp thị phổ biến. Thời của các doanh nghiệp thương mại điện tử ngân hàng chỉ đơn giản là một thương hiệu “mẹ và con” đã qua. Bây giờ, bạn phải có được nhiều cá nhân hơn và kể những câu chuyện cụ thể cho hành trình của bạn. Các thương hiệu kể những câu chuyện cá nhân mà “chỉ họ có thể kể” là những người có lượng người tiêu dùng lớn nhất.
Xác thực và uy tín luôn đi đôi với nhau. Những câu chuyện được chia sẻ hiệu quả đến từ sự thoải mái và kết nối giữa hai bên. Khi bạn xác định câu chuyện của mình, hãy nhớ rằng có một sự khác biệt giữa thân mật và cá nhân. Câu chuyện cá nhân là một cái gì đó bạn giữ cho riêng mình nhưng cũng sẵn sàng chia sẻ. Vì vậy hãy xác định giới hạn và xây dựng những câu chuyện cá nhân mà bạn cảm thấy thoải mái khi chia sẻ với mọi người.
Storytelling Marketing- Nghệ thuật kết nối cảm xúc
Nhìn vào mọi khía cạnh doanh nghiệp để câu chuyện được súc tích, sâu sắc hơn
Bạn đang kể một câu chuyện, nhưng nó không nhất thiết phải là một bộ phim giành giải Oscar. Nhìn lại dòng thời gian thăng trầm của thương hiệu và kết nối chúng lại với nhau để câu chuyện bạn kể trở nên thu hút hơn.
Hãy xem xét mọi khía cạnh trong kinh doanh để câu chuyện thật xúc tích nhé
Đó không chỉ là câu chuyện về thương hiệu của bạn. Xem xét mọi khía cạnh trong doanh nghiệp của bạn là đặc biệt, cho dù đó là hồ sơ theo dõi kinh nghiệm, sản xuất hoặc thực hành chuỗi cung ứng hoặc một lợi ích cụ thể. Tìm yếu tố độc đáo và giàu cảm xúc nhất trong danh sách và hãy cố xây dựng một câu chuyện thật sâu sắc xung quanh đó.
Nếu giá cả sản phẩm là lợi thế cạnh tranh duy nhất của bạn, hãy tận dụng nó một cách tốt nhất. Thay vì nhìn vào giá hoặc giá trị sản phẩm của bạn từ góc độ kinh doanh , hãy biến nó thành một thông điệp. Điều đó sẽ giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với đối thủ.
Câu chuyện là phương tiện để đi đến sản phẩm cuối cùng. Chính nhờ những câu chuyện này mà chúng ta truyền đạt ý tưởng, hình thành các nhóm và làm việc cùng nhau. Trong kinh doanh, điều đó có nghĩa là xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành ủng hộ cho cả sản phẩm và thương hiệu của bạn.
Vẽ nên câu chuyện của riêng bạn để tạo ra một sự lợi thế về cạnh tranh. Hãy cố gắng làm nó theo một cách tốt nhất nhé.
>> Xem thêm: