Điều quan trọng nhất trong truyền thông chính là làm ra một nội dung tốt. Vậy thế nào là nội dung tốt? Một nội dung tốt phải chăng chỉ dừng lại ở khả năng viết điêu luyện, dễ đọc và khiến người đọc bị cuốn hút vào câu chuyện, dĩ nhiên nó phải phù hợp với đối tượng khán thính giả mục tiêu.
Nhưng như thế liệu có đủ? Đối với một marketer, nội dung không được dừng lại ở mức tốt mà còn phải vượt trên mức đó, trở nên tuyệt vời. Điều tuyệt vời ấy nằm ở khả năng chuyển đổi cao.
Khả năng chuyển đổi: là tỷ lệ chuyển đổi từ người đọc đến những khách hàng trực tiếp mua sản phẩm thông qua nội dung được đăng tải.
Và lẽ dĩ nhiên, các độc giả cũng muốn thưởng thức những nội dung tuyệt vời vì những tin tức của chúng ta hữu ích đối với họ. Việc tạo ra những ấn phẩm truyền thông ấn tượng vừa giúp gia tăng doanh số, vừa giúp các khách hàng giải đáp những nhu cầu của mình một cách rõ ràng hơn. Hiểu biết được nhu cầu đó, Julia Mccoy đã đưa ra 6 hướng dẫn hữu ích giúp marketer cải thiện nội dung của mình.
Đọc thêm:
Khoa học hành vi – Mảnh ghép còn thiếu của một kế hoạch Marketing xuất sắc
5 mẹo lên top Google bằng chiến thuật viết bài PR
Mẹo thứ 1: Bắt đầu từ các nghiên cứu
Đối với mọi doanh nghiệp thuộc bất cứ ngành nghề nào cũng cần những nghiên cứu nhất định trước khi đưa ra những chiến dịch marketing. Càng nghiên cứu vào ngành đó sâu bao nhiêu thì càng hiểu được những insight (sự thật ngầm hiểu) của khách hàng, từ đó có thể cải tiến sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Các ấn phẩm truyền thông cũng không ngoại lệ. Với công nghệ phát triển như hiện nay, các nhà sáng tạo đều có thể nghiên cứu những chủ đề, những từ ngữ xuất hiện thường xuyên và phổ biến trong cộng đồng. Mỗi ngành nghề sẽ có những chủ đề có sự quan tâm cao, điển hình như ngành Y hiện nay, người dân đang lo lắng vấn đề dịch tễ, truyền nhiễm, vi-rut,…
Có 4 giai đoạn của một hành trình mua hàng tiêu biểu
Bước 1: Thông tin:
- Người tiêu dùng sẽ tra tìm thông tin về một vấn đề nào đó mà họ đang quan tâm. Ví dụ: Một dịch bệnh đang hoành hành, người tiêu dùng tìm kiếm cách nào để khống chế và giảm được dịch bệnh
Bước 2: Điều hướng:
- Tiếp đến, những người tiêu dùng sẽ tìm những công ty đặc biệt, chuyên phân phối sản phẩm nào đó dựa trên website của họ. Điều này giúp khách hàng hiểu thêm về quy trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
Bước 3: Xem xét, so sánh
- Sau đó, mọi người sẽ bắt đầu xem xét và so sánh khác nhau giữa các sản phẩm. Ví dụ: Khách hàng sẽ so sánh chất lượng và mức giá của các hộp khẩu trang với nhau.
Bước 4: Ý định giao dịch
- Sau khi đã hoàn thành việc xem xét, so sánh, các khách hàng sẽ xác định được chi tiết điều họ muốn mua và chốt đơn. Ví dụ: Tôi muốn mua loại khẩu trang XXX, hộp màu Xanh, 3 lớp,…
Việc hiểu rõ những nhu cầu khách hàng qua các giai đoạn khác nhau giúp cho các nhà sáng tạo đưa ra những từ khóa phù hợp trong từng giai đoạn, điều này khiến bài viết dễ thu hút sự quan tâm của khách hàng
Lưu ý: Cải thiện nội dung của bạn bằng những từ khóa mà khách hàng đang quan tâm.
Mẹo thứ 2: Viết những tiêu đề có sức hấp dẫn và hữu dụng cho người đọc
Khởi đầu cho một bài viết hiệu quả luôn là tiêu đề ấn tượng, có sức hút người đọc mạnh mẽ. Tuy nhiên, mục đích của tiêu đề chính là truyền tải ngắn gọn thông điệp nên phải đảm bảo tính chính xác của nội dung mà nó đại diện. Chính vì thế mà đã có tình trạng người đọc cảm thấy thất vọng vì giật tít quá lố, khiến họ không tin tưởng vào trang thông tin hay vào tác giả nữa.
Một ví dụ về việc giật tin sốc: Khi nhìn thấy thứ mà những đứa trẻ này đang nhảy xuống, Hàm của bạn sẽ rớt ra!!
Theo nghiên cứu của ReturnPath vào năm 2015, những tiêu đề câu view đang giảm hiệu quả trong việc thu hút khách hàng nếu so với việc dùng những câu chữ nhấn mạnh lợi ích hay sự khẩn cấp. Điều đó chứng minh, các khách hàng đã quen với những chiêu trò giật tít câu view và họ chọn tin tưởng những tiêu đề chứa ý nghĩa nhiều hơn.
Thống kê hiệu quả truyền thông của các chiêu trò giật tít
Lưu ý: Hãy dùng những từ đắt giá để thu hút người đọc đến với bài viết của bạn. Có thể sử dụng những công thức và công cụ hỗ trợ nhưng đừng “nổ” quá mức vì sẽ khiến bài viết của bạn không còn giá trị trong mắt khách hàng.
Xem thêm:
Liệu PR báo chí còn chỗ đứng trong marketing hiện đại
Bí quyết tăng độ độ chân thực và thuyết phục khi kể các câu chuyện trong Marketing
Mẹo thứ 3: Cải thiện mạch văn của bạn bằng cách tránh những lỗi phổ biến dưới đây
Sau khi đã thu hút được độc giả với tiêu đề ấn tượng, thì thứ tiếp theo giữ chân họ chính là nội dung bài viết.
Cái khó khăn trong giai đoạn này là làm cho bài viết trở nên liền mạch, xuyên suốt, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của khách hàng và dễ dàng để họ tìm kiếm những nội dung họ quan tâm.
Cần tránh việc sáng tạo quá đà, thứ không những không có hiệu quả mà còn là rào cản khiến người đọc khó khăn trong tiếp nhận thông tin, ví dụ như:
- Những đoạn văn quá dài
- Đoạn văn thiếu mạch lạc, không được logic
- Giọng văn quá cứng nhắc
- Nội dung làm người xem cảm thấy chán, khó hiểu (quá nhiều nội dung học thuật, hay quá đơn giản)
- Nội dung lan mang và không cung cấp bất kì giá trị gì
Việc tránh những lỗi như trên giúp cho bài viết của bạn trở nên lưu loát hơn, thu hút các độc giả nghiền ngẫm từng từ ngữ trong bất kỳ nội dung nào.
Lưu ý: Những bài viết trôi chảy về mặt nội dung, cấu từ mạch lạc, logic không chỉ đem lại cảm giác thỏa mãn khi đọc mà còn khiến họ khao khát muốn tìm đọc một bài tiếp theo.
Mẹo thứ 4: Hãy chèn thêm những hình ảnh thú vị để chứng minh quan điểm của bạn
Nếu muốn tăng sức thuyết phục của những gì bạn viết, hãy đem đến cho người đọc những hình ảnh chân thực làm ví dụ hiệu quả cho luận điểm bạn vừa nêu.
Công ty nghiên cứu nội dung Buzzsumo đã phân tích hơn một triệu bài báo để xem thử mối quan hệ giữa số lượng ảnh và lượt chia sẻ bài báo.
Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa số lượng ảnh trong bài viết và sự chia sẻ của người dùng
Kết quả cho thấy, đối với những bài viết có số lượng ảnh phủ đầy với tần suất 75 – 100 từ một tấm thì sẽ có lượt chia sẻ gấp đôi đối với những bài báo có ít hình ảnh hơn.
Ngoài những bức ảnh, người viết có thể lựa chọn thêm những ví dụ, bảng biểu, chụp màn hình để thể hiện quan điểm của mình trong bài viết một cách hiệu quả hơn.
Mẹo thứ 5: Hãy cho người đọc thấy giá trị nội dung của bài viết ngay lập tức
Với nhịp sống hối hả như ngày nay thì các độc giả sẽ chỉ quan tâm tới một hai dòng đầu của nội dung chính. Nếu nó thực sự có hiệu quả thì họ sẽ tiếp tục, nếu không thì sẽ nhảy sang một trang khác. Vì thế, bạn đừng quá tốn nhiều thời gian cho những lời giới thiệu rắc rối, hãy đi đúng vào vấn đề trọng tâm.
Hãy làm theo trình tự: thu hút chú ý, nói cho khách hàng về chủ đề, đưa ra lý do họ nên quan tâm, những ý chính bạn sẽ cung cấp hoặc giải thích. Nhớ rằng đây không phải là một bài luận trong trường trung học nên hãy bỏ những quy tắc bạn đã học được trong trường. Điều quan trọng của một người sáng tạo nội dung là giữ được sự chú ý của người dùng internet.
Lưu ý: Hình ảnh dưới đây là một ví dụ cụ thể nhất việc áp dụng trình tự đã nêu trên. Vừa thu hút sự quan tâm của khán thính giả mục tiêu, vừa cho thấy giá trị của bài viết ngay lập tức. Thực hiện đúng điều này sẽ giúp cải thiện được tỷ lệ đọc cho các bài báo của bạn, cũng như kéo dài thời gian khách hàng ở trên nền tảng của bạn. Cả hai điều đó đều tạo ra một cơ hội cho việc nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ về một bài báo hấp dẫn khách hàng hiệu quả
Hướng dẫn 6: Hãy tạo ra những đường link CTA (Call to action) để tăng tỷ lệ hành động của khách hàng
Dù mỗi nội dung online đều có đối tượng khách hàng nhắm tới khác nhau nhưng đều hướng tới mục đích cuối cùng là kêu gọi hành động. Và lẽ dĩ nhiên, bạn không thể khiến người đọc hành động nếu bạn không đưa cho họ những cơ hội. Đây là lý do của việc xuất hiện các đường link trong bài viết của bạn.
Một đường link hiệu quả sẽ hướng dẫn người đọc phải làm gì tiếp theo sau khi hoàn thành việc đọc của họ.
Những CTA (Call to action) có rất nhiều cách thể hiện, nhưng dạng tốt nhất thường được nhìn thấy trong những bài viết có hiệu quả cao là các CTA dạng văn bản như:
- Đường dẫn được chèn trong nội dung, khiến việc click vào đó trở nên tự nhiên
- Sử dụng những động từ mạnh mang ý nghĩa thuyết phục.
- Dùng những tấm ảnh, nút bấm hay một từ kêu gọi hành động trong một câu riêng biệt.
Những loại CTA được dùng trong trang báo HubSpot
Theo HubSpot, những CTA này đã tăng lượng khách hàng tiềm năng từ 47% đến 93% trên tổng số người đọc của tạp chí này, và sẽ càng hiệu quả nếu nó xuất hiện mọi nơi trong bài viết hơn là chỉ tập trung ở đầu và cuối.
Lưu ý: Những lời kêu gọi hành động (CTA) chính là bước đi cuối cùng để bài viết của bạn thực sự mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
TỔNG KẾT: HÃY DÙNG TẤT CẢ 6 MẸO TRÊN TRONG CÙNG MỘT BÀI VIẾT
Mỗi hướng dẫn ở trên đều có tác dụng trong việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khán giả mục tiêu thành khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy, hãy dùng toàn bộ những mẹo ở trên để bài viết của bạn đạt hiệu quả tốt nhất (các lượt chia sẻ, tỷ lệ chuyển đổi, lượt đăng ký,…), hơn cả những gì bạn từng mơ.
Đọc thêm:
Word of mouth đang “yếu thế” trong kỷ nguyên số?
Khoa học hành vi – Mảnh ghép còn thiếu của một kế hoạch Marketing xuất sắc
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về dịch vụ truyền thông và tiếp thị khác có thể liên hệ tại đây:
Email: contact@sharetmedia.com
Hotline: 0902 624 504 (Mr. Thành)